top of page

QUẦN ĐẢO XA BỜ ĐÀI LOAN

Bành Hồ

Vẻ đẹp lộng gió và môi trường hoang sơ của Bành Hồ là thực sự hoàn hảo cho những ai muốn thoát khỏi bộn bề cuộc sống thường nhật. Những ngôi làng phong hóa theo thời gian và những bức tường chắn gió chịu nắng mưa khiến nơi đây mang một nét riêng biệt và đầy lôi cuốn. Những tay mê thể thao dưới nước rất đánh giá cao điều kiện nơi đây như gió thổi mạnh đều, nhiệt độ nước biển ôn hòa thực sự lý tưởng để bơi và lướt sóng.

Thành Phố Mã Công chiếm hơn nửa dân số Bành Hồ, 95.000 người. Mã Công có một khu phố cổ đầy hấp dẫn với những ngõ hẻm cổ kính, giếng cổ xưa, và Đền Nữ Hoàng Thiên Đường – một ngôi đền hơn 400 năm tuổi. Bên trong ngôi đền là nhiều những tác phẩm khắc gỗ tinh tế, một cột đá đánh dấu sự ra đi của kẻ xâm lăng Hà Lan vào năm 1604.

Cầu Xuyên Biển dài 2,5 km nối liền quần đảo Bạch Sa – nơi du khách sẽ tìm thấy Bể Thủy Sinh Bành Hồ - và Tây Vực. Tây Vực có hai pháo đài, Đài Tây và Đài Đông, và một ngọn hải đăng cổ ở điểm cực tây. Ở điểm cực đông của cây cầu, quý vị sẽ tìm thấy ngôi làng Đồng Lương yên tĩnh, nơi đây nổi tiếng với một cây đa cổ thụ to lớn tỏa bóng khắp sân đình.

Điểm đến hấp dẫn nhất của Tây Vực là ngôi làng Erkan với những ngôi nhà một tầng được thiết kế rất công phu và tuyệt đẹp. Hiện chỉ một số ít người còn sinh sống ở đây, bởi trong thế kỷ 18 và 19, người dân kéo nhau đi di cư, họ đến các đô thị lớn của Đài Loan và lập lên nhiều cửa hiệu bán thảo dược. Nhiều người trở nên giàu có ở Đài Loan, Phúc Kiến quay trở về làng và xây dựng những khu biệt thự nhỏ để thể hiện sự giàu sang của mình.

Là một trong những dải cát dài thuộc hòn đảo chính, Bãi Biển Aimen có thể đến rất dễ dàng từ Mã Công. Nhưng tắm ở Bãi Biển Shili sẽ thoải mái hơn, nơi đây có nhiều nhà vệ sinh, phòng tắm hoa sen và nhiều dịch vụ khác. Tuy nhiên Jibei Spit dài 800m lại có dải cát đẹp hơn cả, đây là sự tích tụ của những mảnh san hô và vỏ sò nhỏ xíu, từ Jibei, một trong các hòn đảo cực bắc của quần đảo, dải cát trông không khác gì một chiếc lưỡi.

Đặc điểm địa chất đặc biệt của Bành Hồ được thể hiện ở một số nơi, bao gồm Công Viên Địa Chất Kuibishan ở Hồ Tây. Những cột bazan gần Erkan rất dễ đến, nhưng ấn tượng hơn cả là những vách đá bao quanh Hòn Đảo Tongpan. Trong khi đường bờ biển Bành Hồ hầu hết vẫn còn nguyên sơ, thì một trong những địa điểm nhân tạo rất hấp dẫn là Bẫy Cá Hình Trái Tim Đôi trên Hòn Đảo Thất Mỹ. Bẫy cá dựa vào thủy triều được tạo nên bằng cách chất đống những san hô và đá bazan. Đánh cá chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Bành Hồ và là nguồn cung chính cho rất nhiều nhà hàng hải sản. Ở nhiều nhà hàng, các đầu bếp đôi khi dành cả buổi sáng ở cảng đánh cá để tìm mua được mẻ cá tươi ngon nhất, nên tham khảo ý kiến của họ là rất hợp lý. Món mực là món đặc sản nơi đây, và cá khô loại nhỏ được sử dụng để chế biến những đồ ăn nhẹ đậm đà gia vị. Một món ăn khác không thể bỏ lỡ đó chính là món kem lê gai. 

Kim Môn

Trong những năm 1949 – 1980, Huyện Kim Môn là tiền tuyến diễn ra cuộc xung đột giữa Đảng Cộng Sản – Quốc Dân Đảng của Trung Quốc. Ngày nay, quần đảo granit này là nơi giao lưu hòa bình giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục. 

Công Viên Quốc Gia Kim Môn (www.kmnp.gov.tw) là một điểm đến đầy hấp dẫn, nơi bảo tồn những ngôi làng xinh đẹp nhất của quần đảo, cùng nhiều trận đánh lịch sử. Nơi đây cũng có nhiều khu tham quan tự nhiên như hồ thủy cầm. Đến đây quý vị nên thuê một chiếc xe đạp để có thể khám phá khắp công viên.

Làng Văn Hoá Dân Gian Kim Môn, một bảo tàng ngoài trời quanh những ngôi nhà truyền thống, được xây dựng từ thế kỷ trước cho một gia tộc giàu có. Mỗi đặc điểm bên ngoài đều mang ý nghĩa của nó: ví dụ, nóc mái hình đuôi chim én tinh tế là tượng trưng cho sự đỗ đạt khoa cử Trung Quốc. Bên trong, quý vị có thể trông thấy đồ dùng và quần áo nguyên bản. 

Kính viễn vọng được lắp trên Đài Quan Sát Mã Sơn để những lính canh Đài Loan thời xưa có thể phát hiện kẻ đột nhập doanh trại, nhưng nay cho du khách sử dụng để quan sát Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cách đó 2km.

Kim Môn thường xuyên phải gánh chịu những trận bão cát cho đến khi nỗ lực trồng rừng được thực hiện vào những năm 1960.

Những cư dân trên đảo dựng lên rất nhiều bức tượng thần sư tử với niềm tin rằng thần sư tử sẽ chống lại những trận giông bão. Hơn 60 con sư tử đứng gác tại những nơi có gió bão, và những con sư tử hùng vỹ nhất là ở Bắc Sơn và Shanhou.

Được nối liền với hòn đảo chính qua một cây cầu dài 5,4 km, Tiểu Kim Môn có rất nhiều di tích lịch sử thú vị. Phà sẽ đến Cảng Jiugong, gần nơi du khách có thể tham quan căn cứ quân sự ngầm lớn nhất Kim Môn, một đường hầm nhân tạo dài 780 mét, đây là nơi trú ẩn của thuyền quân sự và thuyền dân sự khi pháo binh ném bom.

Mã Tổ

Khu Danh Thắng Quốc Gia Mã Tổ thuộc một phần cực bắc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa, gồm 19 hòn đảo rất khác biệt so với những hòn đảo thuộc Đài Loan. Du khách đến đây sẽ bị ấn tượng sâu sắc bởi khung cảnh gồ ghề, những ngôi nhà đẹp như tranh vẽ và công sự không thể phá hủy.

Giống Kim Môn, Mã Tổ cũng là nơi diễn ra chiến tranh khốc liệt trong nhều năm, và lực lượng CHDCNDTH đã đào hầm ẩn nấp quanh hòn đảo. Nhiều căn cứ quân sự mở cửa cho công chúng tham quan, và du khách có thể tham quan những ụ súng xưa, những kho đạn dược và thậm chí cả những căn hầm sâu trong lòng đất nơi đã từng nuôi động vật. Một trong số những địa điểm hấp dẫn nhất nhất là Hầm Bắc Hải, một hang ngang mặt nước biển rất rộng được đào để giúp những người lính lên xuống thuyền an toàn. 

Những ngôi nhà của Qinbi, một trong những ngôi làng độc đáo nhất CHDCND TH, trông như thể sẽ trường tồn với thời gian. Với những bức tường được làm từ phiến đá granit kỳ lạ và phần mái ngói có đầy đá, những ngôi nhà này có thể chống chọi lại những trận dông tố mùa hè và gió bão mùa đông. Một số ngôi nhà chuyển sang hình thức cho ở trọ cùng người bản xứ, để du khách có thể ngủ nghỉ thoải mái.  

Mỳ cá Mã Tổ là một món ăn rất độc đáo ở đây, thành phần bao gồm thịt lươn và cá biển. Bánh vòng nướng trong thùng của Mã Tổ cũng là một món ăn rất được ưa thích. Từ tháng 4 đến tháng 9 là mùa ngắm chim rộn rã nhất, với nhiều nhà chơi chim vượt qua những đoạn đường rất xa để được chiêm ngưỡng loài Chim Nhàn Mào Trung Quốc, một loài từng bị cho là tuyệt chủng cho đến khi được phát hiện lại tại quần đảo này vào năm 2000. Tháng 7 và tháng 8 trên Hòn Đảo Đông Dẫn là thời điểm loài mòng biển đuôi đen làm tổ.

1 / 1

Please reload

Please reload

Check back soon
Once posts are published, you’ll see them here.
bottom of page