top of page

BẮC ĐÀI LOAN

Bảo tàng Cố Cung (Palace Museum)

Một tổ hợp trang nghiêm, rộng lớn theo phong cách cung điện Trung Hoa cổ điển nằm ở chân núi phía bắc Đài Bắc, đây là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Trong bảo tàng có bộ sưu tập kho báu Trung Hoa lớn nhất trên thế giới, số lượng các hiện vật trưng bày lên đến gần 700.000, phần lớn từ bộ sưu tập hoàng gia được tập trung lại trong hơn một thiên niên kỷ. Sau cuộc cải cách toàn diện trong thập kỷ qua, vật trưng bày đã được bài trí theo trình tự tahời gian để dễ theo dõi. Ảnh hưởng của Hồi Giáo đối với lịch sử Trung Hoa được thể hiện rõ ràng trong trình tự này. Các tour du lịch thường xuyên luôn có sẵn do các hướng dẫn viên được đào tạo hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, như là thông tin hướng dẫn được thu âm sẵn. Ngoài ra còn có một số phòng trà và nhà hàng cao cấp, với tầm nhìn lớn và cả các món ăn trong thực đơn cổ điển của Trung Quốc và Đài Loan.

Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-Shek Memorial Hall)

Khu Tưởng Niệm Tưởng Giới Thạch Quốc Gia đồ sộ và mặt bằng hoàn hảo xung quanh của nó, được mở cửa vào năm 1976, nằm tại điểm cực nam rợp bóng cây trên Đường Trung Sơn. Mang đậm ý nghĩa biểu trưng, cấu trúc mặt tiền bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp này đứng ở độ cao 76 mét, có mái hắt đôi làm từ ngói xanh biếc rực rỡ, có đỉnh là mái vòm vàng. Bên trong, ở trên cùng của cầu thang cao ba tầng, là bức tượng khổng lồ của nhà lãnh đạo, ngồi nghỉ ngơi trong yên lành. Trên tầng trệt là khu trưng bày và thông tin giải thích về cuộc sống những năm cuối của Tổng Thống, bao gồm cả các ảnh hưởng cá nhân, mô hình của một trong các văn phòng của ngài và Cadillac chống đạn mà ông từng sử dụng. Lối vào khu tưởng niệm và quảng trường lớn có hình vòm rộng lớn, quay mặt về phía Trung Quốc đại lục, quê hương yêu dấu của ông Tưởng, và mái vòm nhấp nhô tượng trưng cho các đỉnh núi tại quê nhà của ông.

Tiến sĩ Tôn Trung Sơn được tôn kính như là cha đẻ của Trung Quốc hiện đại. Khu Tưởng Niệm Tiến Sĩ Tôn Trung Sơn của Quốc Gia và khu mặt bằng xung quanh chiếm gần như toàn bộ một block của thành phố ở phía nam Đường Zhongxiao E. tấp nập. Khu tưởng niệm rộng lớn, hùng vĩ này có nét độc đáo là mái ngói uốn cong duyên dáng, màu vàng bóng theo phong cách cung điện Trung Hoa truyền thống.

Đây cũng là một trong những địa điểm biểu diễn sân khấu quan trọng nhất Đài Bắc với nhiều chương trình biểu diễn ca múa nhạc quốc tế. Khu đất rộng rãi này chật kín khách vào cuối tuần và các buổi sáng trong tuần khi các hoạt động truyền thống được tổ chức như Taiji và thả diều. Hãy nhớ xem nghi lễ thay lính gác tại khu tưởng niệm được tiến hành hàng giờ.

Tây Môn Đinh (Ximending)

Tây Môn Đình là khu phố cổ do người Nhật xây dựng như một ốc đảo mua sắm/giải trí. Sau một thời gian khó khăn, khu vực này bùng nổ trong hai thập kỷ qua thành một quận thời trang trẻ có đặc điểm tương tự như quận Shibuya nổi tiếng của Tokyo. Có đường phố chỉ dành cho người đi bộ, cửa hàng quần áo rẻ tiền với trọng tâm là các ý tưởng nhập khẩu, các cửa hàng hào nhoáng, tiệm xăm, cửa hàng bán khuyên, cửa hàng truyện tranh, cửa hàng trò chơi kỹ thuật số, cầu thang cuốn, rạp chiếu phim, và khu vui chơi giải trí ngoài trời miễn phí, tập trung vào các buổi hòa nhạc, cuối tuần và ngày lễ. Đối với khách du lịch, The Red House là điểm thu hút hàng đầu, một tổ hợp di sản được mở cửa vào năm 1908 mà hiện nay có một quán cà phê, một khu trưng bày lịch sử có tiếng Anh, các cửa hàng của các nghệ sĩ độc lập", và một nhà hát để biểu diễn dân gian truyền thống. Công Viên Rạp Chiếu Phim Đài Bắc là không gian giải trí lớn có các di tích lịch sử được bảo tồn, quán cà phê, màn hình chiếu phim ngoài trời, và khu giải trí trực tiếp hướng tới giới trẻ.

Ô Lai và Oanh Ca

Khu danh thắng Ô Lai nằm ở phía nam Đài Bắc, dọc theo một thung lũng sông dài, hẹp, đẹp như tranh vẽ, là nơi định cư ở cực bắc của người dân bản xứ Atayal, một trong những bộ tộc lớn của Đài Loan. Phần đầu tiên trong chuyến hành trình thăm quan Ô Lai đó là tập trung tắm suối nước nóng với nhiều khách sạn, bao gồm từ khách sạn bình dân đến năm sao đắt tiền, và có các phương tiện công cộng trên sông. Con phố chính của Ô Lai tràn ngập các quán ăn thiên về phục vụ khách du lịch cùng những người bán hàng thủ công mỹ nghệ, và Bảo Tàng Atayal Wulai mới thành lập, có sử dụng tiếng Anh. Phần thăm quan thứ hai ở Ô Lai đó là du khách tiếp tục đi lên hẻm núi của khúc sông này, có thể đi bằng một con tàu dễ thương trên một đường ray hẹp đã từng phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác gỗ; được gọi là Làng Văn Hóa Thổ Dân Ô Lai, tại đây có sân khấu ca múa nhạc bản địa  truyền thống, khu triển lãm văn hóa, và các quán ăn bán đồ ăn của người Atayal. Một chiếc xe cáp sẽ đưa bạn băng qua hẻm núi này đến một khu nghỉ dưỡng trên cao nguyên nằm phía trên Thác Ô Lai tung bọt trắng xóa.

Khu Danh Thắng Quốc Gia Bờ Biển Đông Bắc và Nghi Lan

Bờ biển phía đông bắc là những dãy núi gồ ghề, nằm kề vai nhau bên bờ biển và sóng lớn vỗ bờ đập vào đá xa xa dưới chân núi thành nhiều đợt mạnh mẽ. Những ngọn núi đột ngột dừng lại và mở ra Đồng Bằng Lanyang hình tam giác do phù sa bồi đắp ở Huyện Nghi Lan. Đi về phía Nam từ Thành Phố Cơ Long, điểm du lịch đầu tiên của khu danh lam thắng cảnh này là Nanya, nơi đây hình thành nên các hình thù đá sa thạch kỳ lạ và tiếp xúc với sắt, đây là kết quả của quá trình ăn mòn bởi gió/nước. Tác phẩm nghệ thuật tự nhiên nổi tiếng nhất là một khối đá hình răng cưa khổng lồ giống như que kem có hai tông màu đang tan chảy. Lối đi có lót ván sẽ dẫn bạn đi vào giữa và trên đỉnh các tảng đá mòn.

 

Con đường chính tại cảng Aodi là đường cao tốc, với rất nhiều quán ăn hải sản với đồ ăn tươi sống được đánh bắt ở biển trong buổi sáng hôm đó. Người dân địa phương kéo về đây vào dịp cuối tuần/ngày lễ. Bãi Biển Fulong là bãi biển nổi tiếng nhất của bờ biển đông bắc, một điểm đến đầy đủ tiện nghi với tất cả những vật dụng cần thiết đáp ứng nhu cầu lướt ván, chèo thuyền, chèo thuyền kayak, và cắm trại. Ngoài ra còn có những con đường mòn lý tưởng để đi xe đạp và đi dạo/ đi bộ đường dài. 

Ngay trước khi Đồng Bằng Lanyang mở ra, Công Viên Beiguan Tidal nằm trên một khối san hô lớn nhô lên từ biển do hoạt động kiến tạo, xen với các hoạt động hình thành địa hình đơn nghiêng và đá đậu hũ và cắt ngang bởi các đường xoắn và hẹp. Chỉ cần đi khỏi bờ biển, bạn có thể đến Đảo Quy Sơn ("Núi Rùa") xinh đẹp bằng thuyền du lịch từ cảng Wushi; nhìn kỹ giống hình dạng một chú rùa, hòn đảo có núi lửa này hiện không có người ở, và du khách vẫn thường đến đây để ngắm những chú cá heo/ cá voi từ những vùng nước xung quanh đảo.

Jiufen và Jinguashi

Đây là hai thị trấn khai thác mỏ cũ này, sau một thời gian dài suy tàn, đã phục hồi về lĩnh vực văn hóa trong hai thập kỷ qua. Nằm ở vị trí gần nhau, hai thị trấn cùng nhìn lên thấy Đỉnh Núi Cơ Long ven biển, Jiufen nằm trên sườn bắc của một dãy đồi chạy trong đất liền từ đỉnh núi, Jinguashi nằm trong một thung lũng dốc, hẹp ở phía nam (phía sau) của núi. Jiufen là một thị trấn nhiều làn và bậc thang dốc, Đường Qiche là con đường duy nhất đi qua thị trấn, tất cả các tòa nhà trong thị trấn đều được lát gạch đỏ và đóng khung gỗ từ thời kỳ mọi người đổ xô đi tìm vàng ở "Thượng Hải Nhỏ" vào cuối những năm 1800/đầu những năm 1900. Khu Phố Cổ Jishan là một làn đường hẹp dành cho người đi bộ với rất nhiều các quán ăn, phòng trưng bày, cửa hàng đồ trang sức, và quầy lưu niệm; Đường Shuqi chạy xuống dốc, đây là "con đường" có một bậc thang đá dốc với nhiều quán trà, một số mở cửa 24 giờ, có chỗ ngồi trên sân thượng và có nhiều góc tuyệt vời nhìn ra bờ biển vào ban ngày lẫn ban đêm. Nhà Hát Jiufen Shengping cũ rộng lớn, rạp chiếu phim đầu tiên của Đài Loan nằm ở phía bắc, đã được tân trang lại, nhanh chóng đưa du khách trở lại những tháng ngày vinh quang của Jiufen.

 

Điểm thăm quan chính của Jinguashi là Công Viên Sinh Thái Vàng, nơi đây trưng bày nhiều di tích lịch sử khai thác mỏ của thung lũng. Hãy bắt đầu tại Trung Tâm Thông Tin Du Lịch có sử dụng tiếng Anh. Trong số những điểm nổi bật của công viên đó là quặng vàng lớn nhất thế giới, khu đãi vàng DIY, Bảo Tàng Vàng, một chuyến đi trong đường hầm có hướng dẫn viên, và một căn nhà nhỏ được xây dựng cho Hoàng Đế Nhật Bản Hirohito tương lai (người không bao giờ xuất hiện). Người Nhật đã tổ chức hoạt động một trại khai thác POW khét tiếng tại đây, Kinkaseki.

Bảo Tàng Kim Sơn và Juming

Thị trấn Kim Sơn nằm ở khoảng giữa dọc bờ biển phía bắc, là nơi giao nhau của đường cao tốc bờ biển đông-tây và đường cao tốc từ Đài Bắc đi qua Dương Minh Sơn. Là một thị trấn cảng, điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất của thị trấn là Phố Cổ Jinbaoli được tân trang lại cùng với nhiều tòa nhà thời Triều Đại Nhà Thanh và trong thời thuộc địa Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết người dân địa phương ở Đài Loan đều đến đây để thưởng thức các món ăn vặt tuyệt vời, và các món ăn từ thịt ngỗng được phục vụ tại sân trong của Đền Thờ Vua Zhangsheng thu hút số lượng lớn khách du lịch ban ngày. Giờ ăn trưa vào các ngày cuối tuần/ngày nghỉ lễ, đường phố nhộn nhịp với từng dòng khách du lịch đang đói bụng tỏa ra từ các hướng mang theo đĩa chất đầy các món ngon; các quán ăn ở đây tạo thành một hợp tác xã, vì vậy chỉ cần tìm một bàn trống, chọn đồ ăn từ các nhà cung cấp khác nhau, và mang chúng trở lại bàn của bạn. Sau khi ăn xong, nhân viên sẽ xuất hiện một cách kỳ diệu để đưa hóa đơn cho bạn.

 

Có lẽ "cư dân" nổi tiếng nhất của Kim Sơn là Ju Ming, nhà điêu khắc nổi tiếng nhất của Đài Loan. Bảo Tàng Juming, với số lượng khổng lồ các tác phẩm điêu khắc trong khung cảnh ngoài trời hùng vĩ, nằm trên độ cao đồi núi nhìn ra Kim Sơn, hướng mặt ra phía biển. Nhà điêu khắc đã đi rất xa trong mọi khả năng thưởng thức, xuất phát điểm từ một anh thợ chạm gỗ học việc trong đền tại Huyện Miêu Lật và cuối cùng ông đã được thế giới ca ngợi, với nhiều triển lãm quốc tế. Viện bảo tàng rộng 10 ha, là nơi có khu vườn điêu khắc ngoài trời rộng nhất Đài Loan, có khoảng 500 hình thù lớp đá dày xác định của nghệ nhân này; các tiện nghi trong nhà cũng thể hiện các bức tranh của ông với cùng số lượng đó.

Đạm Thủy

Thị Đạm Thủy là thành phố cảng cũ có nhiều nét đặc sắc ở cửa bờ bên phải Sông Đạm Thủy. Từng là tiền đồn quân sự của các đế quốc phương Tây và Trung Quốc với nhiều di tích kiến trúc vẫn còn tồn tại đến ngày nay, thành phố cũng có một lối đi lót ván rộng bên bờ sông, đường đi xe đạp ven sông, các cửa hàng theo phong cách cổ và đồ ăn nhẹ, và một số diện tích rừng ngập mặn ở cực bắc địa cầu. Phố Cổ Đạm Thủy, bắt đầu ngay Ga Tàu Điện Ngầm Đạm Thủy có hai phần. Phần đầu tiên dành cho người đi bộ, chỉ Làn Gongming, phần thứ hai là phần thu hẹp của Đường Trung Chính. Đạm Thủy có nghĩa là hải sản tươi sống bởi Phố Cổ này tràn ngập nơi bán hải sản tươi sống.Mạng lưới đường dành cho xe đạp ven sông rộng lớn đi lên và xuống Sông Đạm Thủy và vòng quanh Đài Bắc có điểm dừng ở đây tại Ga Tàu Điện Ngầm Đạm Thủy, nơi du khách sẽ tìm thấy một ki-ốt xe đạp. Du khách có thể đưa xe đạp lên phà Đạm Thủy-Bali mà không tốn kém. Bến tàu nằm không xa nhà ga tàu điện ngầm dọc theo lối đi lót ván ven sông song song Phố Cổ.Đối với người nước ngoài, Pháo Đài San Domingo có lẽ là địa điểm du lịch địa phương nổi tiếng nhất. Các pháo đài cũ và cựu lãnh sự quán ở đây có từ những năm 1600~1800 của Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh tại Đài Loan. Bảo Tàng Oxford Đạm Thủy gần đó, trong tòa nhà di tích của Đại Học Oxford có hình ảnh và hiện vật theo câu chuyện của nhà truyền giáo người Canada George Leslie Mackay, người có ảnh hưởng rất lớn đến phía bắc Đài Loan từ những năm 1870 đến 1890. Xa hơn về phía bắc, tại cửa sông, Cầu Tàu Đánh Cá nổi tiếng có các quán ăn và cung cấp các chuyến du lịch biển ngắn ngày bằng du thuyền trên Blue Highway.

1 / 1

Please reload

Please reload

Check back soon
Once posts are published, you’ll see them here.
bottom of page